Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Tả và kể trong vai chú nha!!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thúy Quỳnh
27 tháng 4 2021 lúc 18:05

đang chạy trên đồng lúa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
•ℯϑαท¡α♡๖ۣۜ
27 tháng 4 2021 lúc 18:05

Xác định kiểu câu theo mục đích nói trong đoạn văn sau:

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

     Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: "Còn chỗ cho một đứa bé." Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

      - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói.

     Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

Helppp ak !

      Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: "Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ..."

       Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

       Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: "Vĩnh biệt Ma-ri-ô!"

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
円風水
Xem chi tiết
_silverlining
20 tháng 12 2016 lúc 10:32

Đề: Trong mơ, em đã lạc vào chốn du xuân và gặp gỡ chị em Thuý Kiều trong tiết thanh minh. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
BÀI LÀM
1.Chưa đọc xong cho bà nghe một đoạn Kiều, tôi đã ngủ lúc nào không biết. Tôi thấy mình đang đứng giữa một vùng trời đất bao la rộng lớn trong một buổi sáng mùa xuân. Cảm giác như hơi thở mùa xuân vương trên vạn vật. Bầu trời trong xanh, từng tia nắng xuân lấp lánh đậu trên những cành cây, sương long lanh treo trên từng ngọn biếc. Khí trời mát mẻ và trong trẻo. Từng đàn chim én ríu rít chao liệng giữa bầu trời như muốn tận hưởng hết sắc xuân. Tôi phóng tầm mắt ra xa và choáng ngợp trước một khung cảnh còn tuyệt diệu hơn. Một tấm thảm óng mượt như nhung được dệt từ muôn ngàn sợi tơ làm từ
2.cỏ non trải rộng khắp mặt đất, hắt lên nền trời một sắc xanh bất tận. Trên cái nền xanh vô tận ấy, một vài bông hoa lê trắng muốt điểm xuyết khoe sắc cùng vạn vật. Có lẽ chỉ có khoảnh khắc này đây, mùa xuân mới đẹp đến thế, tươi tắn và tinh khôi đến thế. Buổi sáng mùa xuân diễm lệ và tươi sáng quá. Bất chợt, hai câu Kiều văng vẳng bên tai tôi : Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Tôi mải mê đi, mải mê ngắm cảnh, rồi không biết tự lúc nào chân đã lạc bước vào một khung cảnh lễ hội náo nức. Tiết thanh minh, người người, nhà nhà du xuân thưởng ngoạn cảnh đẹp ; viếng thăm, sửa sang phần mộ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Cảnh tượng nhộn nhịp, nô nức, ríu rít như chim oanh chim én mùa xuân. Nơi gặp lại linh hồn những người đã khuất cũng là nơi hội ngộ của những người đang sống, nơi tụ hội tuổi thanh xuân.
3.Từng đoàn người trẻ tuổi, nam thanh nữ tú, trai tài gái sắc "ngựa xe như nước, áo quần như nêm" dập dìu gặp gỡ, hẹn hò... Tưởng như một mùa vui đang bao trùm cả nhân gian, trời đất. Tôi như mê đi cùng với cảnh vật. Lòng mỗi lúc thêm xốn xang. Chân cuốn theo dòng người tảo mộ. Đâu đâu cũng thấy "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay". Đang bước, tôi bỗng khựng lại. Không thể tin vào mắt mình, dường như..., không, chắc chắn rồi, kia là 3 chị em nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Vương Quan, Thuý Vân và Thuý Kiều. Tôi nhận ra Thuý Vân và Thuý Kiều giữa muôn người qua lại bởi vẻ đẹp mười phân vẹn mười không dễ thấy ở hai nàng. Này đây, rõ ràng là nét "trang trọng khác vời", "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang", phúc hậu của nàng Vân. Còn đây đúng là vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" nghiêng nước nghiêng thành với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" chỉ có ở nàng Kiều. Quả thật, "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn
4.mười". Họ thướt tha, yêu kiều, e lệ trong những bộ xiêm y lộng lẫy. Họ rực rỡ trong ánh nắng xuân, nổi bật giữa dòng người du xuân trẩy hội đông đúc. Khi họ xuất hiện giữa lễ hội, thiên nhiên dường như càng đẹp hơn, bầu trời như trong xanh hơn, chim én thêm rộn ràng tung cánh và cỏ cây hoa lá cũng như muốn rung rinh, toả hương theo gót hai nàng. Họ đi đến đâu, những ánh mắt ngưỡng mộ, yêu mến đổ dồn theo đến đấy. Tôi bèn ráng hết sức, rẽ đám đông tiến lại gần chị em Thuý Kiều và cất tiếng chào : - Em chào hai chị, chào anh. Hai chị và anh đi chơi có vui không ạ ? Ba người nhìn tôi, mỉm cười thân thiện rồi nhẹ nhàng gật đầu : - Chào em. Vui lắm em ạ... Chúc em đi chơi vui nhé... Tôi chưa kịp đáp lại, dòng người đã đẩy tôi ra xa. Tôi đành tìm một nơi thoáng đãng đứng dõi mắt theo hai nàng. Mãi ngắm họ, tôi quên mất thời gian trôi qua, trời về chiều từ lúc nào không biết. Mặt trời ngả bóng về phía tây. Khắp không gian đang dần khoác lên mình tấm áo màu hoàng hôn vàng êm dịu. Rồi không khí nhộn nhịp, tưng bừng của buổi du xuân thưa vắng dần. Ngày vui đi qua trả lại sự yên lành và chút lặng lẽ vốn có
5.nơi mộ địa. May sao trên đường trở về tôi lại gặp chị em Thuý Kiều. Tôi định chạy tới tiếp tục chuyện trò với họ, nhưng có một cái gì đó ngăn tôi lại. Hai nàng Kiều dường như chưa muốn về. Họ bâng khuâng bước, vừa đi vừa tha thẩn ngắm cảnh lúc chiều buông. Hoàng hôn thường gợi trong lòng ta cảm giác buồn thương, tàn tạ. Cuộc du xuân thưởng cảnh vừa náo nức, tưng bừng là thế, giờ đã lặng lẽ chìm vào cô tịch. Tâm trạng hai nàng Kiều chắc không khỏi lưu luyến, hụt hẫng. Dù cảnh vẫn đẹp, vẫn nên thơ với "dòng nước uốn quanh", "nhịp cầu nho nhỏ" nhưng có cái gì đó đã mất, đã thiếu vắng. Bước chân thơ thẩn trên dặm đường về của hai nàng, đặc biệt trong cái dáng đăm chiêu thẫn thờ của Thuý Kiều như ẩn chứa nỗi bồi hồi khôn tả. Dường như nàng đang mong ngày vui đừng qua nhanh, những điều tốt lành luôn ở lại. Nhưng số phận Kiều thì tôi đã biết rồi. Lòng tôi bỗng nao nao thương cảm. Tôi không thể hiểu được vì sao một người con gái tài
6.sắc vẹn toàn bậc nhất như Thuý Kiều lại phải chịu định mệnh cay đắng oan khiên vào loại bậc nhất như vậỵ ? Liệu lúc này đây, nàng đã có linh cảm gì về cuộc đời hoa trôi, bèo dạt tan tác giữa dòng sau này hay chưa ... Không, tôi phải nói cho nàng biết, nhất định tôi phải nói cho nàng biết trước để nàng chống trả lại số phận. "Nàng Kiều ơi ! Nàng Kiều ơi !... ". Tôi cứ gọi, gọi mãi, còn hai nàng Kiều thì cứ đi, xa dần, xa dần rồi nhạt nhoà trong ánh chiều bảng lảng. Tôi vùng chạy theo, nhưng bị vấp ngã. - Mẹ cha mày, lại mơ phải không con ? - Bà tôi hỏi khi tôi choàng tỉnh giấc. - Bà ơi, cháu đã mơ được gặp hai nàng Kiều trong tiết thanh minh. Cháu mơ thấy mùa xuân đẹp lắm, và hai nàng Kiều thì y hệt Nguyễn Du tả, nghiêng nước nghiêng thành! Cháu muốn chạy theo mách trước cho họ những điều tai ương sẽ gặp sau này, nhưng chạy mãi, chạy mãi mà không theo kịp... Bà tôi an ủi :
7.- Cháu của bà ! ở vào thời của Thuý Kiều, những đau khổ oan khiên kia khó có thể tránh được. Còn bây giờ, điều đó là có thể bởi người phụ nữ đã làm chủ được số phận của mình và được thông cảm, chia sẻ nhiều hơn.

Bình luận (0)
Kiều An Ngô
Xem chi tiết
Lê Phương
Xem chi tiết
fghrf
Xem chi tiết
fghrf
31 tháng 1 lúc 21:17

giúp với

 

Bình luận (0)
dảk dảk bruh bruh lmao
1 tháng 2 lúc 13:16

THAM KHẢO

Cứ vào những mùa thu lá rụng, ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến: ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhảy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ!’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân, híp mí cười ngộ nghĩnh: “Thôi! Chào đồng chí”

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bóng nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt: ‘Lượm! Cháu tôi!’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chín tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm!’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời: Lượm đã hi sinh!

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc giục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Bình luận (0)
fghrf
2 tháng 2 lúc 20:15

cảm ơn

 

Bình luận (0)
fghrf
Xem chi tiết
dảk dảk bruh bruh lmao
1 tháng 2 lúc 13:17

THAM KHẢO

Cứ vào những mùa thu lá rụng, ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến: ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhảy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ!’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân, híp mí cười ngộ nghĩnh: “Thôi! Chào đồng chí”

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bóng nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt: ‘Lượm! Cháu tôi!’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chín tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm!’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời: Lượm đã hi sinh!

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc giục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Bình luận (0)
Huỳnh Hải Yến
Xem chi tiết
|THICK TUNA|
23 tháng 4 2021 lúc 19:35

Tham khảo nha

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Bình luận (1)
minh nguyet
23 tháng 4 2021 lúc 19:37

Tham khảo nha em:

Hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu cư hiện lên trong tâm trí em. Tuổi nhỏ nhưng lại có một lòng dũng cảm và tình yêu nước sâu sắc, sẵn sàng làm công việc đưa thư bao hiển nguy để phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng.

Lượm hiện lên là một chú bé có thân hình nhỏ, đôi mắt híp và đôi má hồng hào, gầy như “con chim chích”, nhưng lại rất nhanh nhẹn và luôn cố gắng hết sức hoàn thành công việc của mình. Lượm đeo trên mình một cái xắc nhỏ để đựng thư “chú bé loắt choắt/ cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt/ cái đầu nghênh nghênh” Trong quá trình phục vụ kháng chiến, Lượm ăn mặc như một chú chiến sĩ nhỏ, rất nghiêm chỉnh nhưng cũng rất dí dỏm, vui tươi của một cậu bé thiếu niên “ca-lô đội lệch” và cái đầu lúc nào cũng nghênh lên như đang mong chờ đón đợi điều gì đó. Dù là trong hoàn cảnh khó khan như vậy, Lượm lúc nào cũng giữ cho mình tinh thần lạc quan, “mồm huýt sáo vàng”, “nhảy trên đường vàng”, có lẽ tinh thần ấy đến từ niềm tin tưởng vào cách mạng, kháng chiến của ta, đó cõ lẽ còn là tình cả và sự vui tươi phấn khích của chú bé Lượm khi có thể tham gia, góp một phần công sức của mình vào hoạt động cách mạng, Lượm bày tỏ niềm vui của mình qua lời kể với nhân vật chú “cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à”, “thích hơn ở nhà”. Công việc đưa thư của Lượm không vài là việc dễ dàng gì nhưng chú bé lại thấy vui, đó là sự trưởng thành và suy nghĩ đáng khâm phục bởi không ai nghĩ một đứa trẻ có thể có suy nghĩ như thế. Qua đó ta thấy Lượm là một chú bé rất thông minh, dũng cảm và yêu nước, yêu dân tộc mình.

Một chú bé nhỏ nhắn như Lượm, liệu có ai dám tin vào những gì mà Lượm đnag làm cho cách mạng. Chú bé ấy, ngoài sự lạc quan, niềm tin yêu vào cuộc sống, vào đường lối cách mạng và tương lai củ dân tộc. Bằng sự dũng cảm, tinh thần gan dạ không sở hiểm nguy, Lượm đã hết mình tham gia hoạt động cách mạng trong việc truyền tin liên lạc, giữa vùng trời đạn bay vèo vèo, chú bé “loắt choắt” ấy không hề lo sợ, chỉ mong muốn đưa được thư khẩn đến nơi nhanh nhất. Và chú liên lạc bé nhỏ ấy đã hy sinh mạng sống của bản thân mình trong khi đang làm nhiệm vụ. Con người bé nhỏ mà có một tinh thần sắt đá đáng khâm phục biết bao, tính cách vẫn hồn nhiên yêu đời như một đứa trẻ, nhưng tinh thần lại vô cùng mạnh mẽ, đến khi máu chảy xuống đồng và ngã xuống rồi, tay Lượm vẫn nắm chặt bông lúa non, bông lúa của tổ quốc, bông lúa bình yên như tình mẹ ấm áp ngọt lành, đó là những nét đẹp thiêng liêng cao quý từ tận đáy tâm hồn chú bé Lượm. 

Lượm là một tấm gương dũng cảm, gan dạ nhất, cũng là một trong những thành viên trẻ nhất tham gia hoạt động cách mạng. Tuy nhiên, dù tuổi nhỏ nhưng những gì Lượm làm đươc và đóng góp cho cách mạng quả thực vô cùng ý nghĩa và sâu sắc, ngoài hình nhỏ bé là trái tim lại vô cùng rộng lớn. 

Bình luận (1)
Lê Thuý Hiền
5 tháng 4 2022 lúc 23:07

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Bình luận (0)
Miyano Rikka
Xem chi tiết
Hoàng Vy
2 tháng 9 2017 lúc 15:23

1. Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và về nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.

2. Thân bài: Kể về chú bé hồn nhiên và anh dũng:

(1) Qua hồi ức về cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu ở Huế Trong những ngày đầu kháng chiến.

(2) Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

​3. Kết bài: Cảm nghĩ cửa người kể chuyện

Bình luận (0)
Gọi Đây Là Au
Xem chi tiết
Trịnh Long
20 tháng 3 2021 lúc 11:06

1.

Tôi là Tố Hữu, là một nhà văn cách mạng. Mấy nay, tình hình chiến tranh ở Huế diễn ra rất căng thẳng. Quân đội miền Bắc giao cho tôi nhiệm vụ đến Huế theo dõi tình hình. Nơi đây, khói bụi mịt mù, nhà cửa tan hoang. Tôi đảo mắt nhìn xung quanh thì tôi bất ngờ phát hiện một cậu bé rất đặc biệt. Cậu bé loắt choắt như một chú sóc con nhanh nhẹn, hoạt bát. Chú bé khoác trên người một bộ đồng phục xanh, có màu giống như bộ quần áo bộ đội nhưng nhỏ nhắn hơn, giống như một chú bé liên lạc vậy. Trên đầu chú bé là một chiếc ca lô đội lệch nghiêng sang một bên và trên vai thì mang một chiếc xắc dường như để bỏ bao thư vào vậy. Điều làm tôi ấn tượng là chú bé này đi lại rất nhanh nhẹn, cái chân thoăn thoắt thoăn thoắt như một chú chim sẻ dễ thương. Khi đi, cái đầu cứ nghênh nghênh, nghiêng qua nghiêng lại trông rất ngộ nghĩnh. Từng bước đi, tôi lại thoang thoảng nghe tiếng huýt sáo của cậu bé theo từng giai điệu ngọt ngào, có lúc cao vắt vẻo, có lúc lại trầm lắng xuống. Hỏi ra tôi mới biết cậu bé là Lượm, một cậu bé liên lạc mà trong mắt tôi, cậu bé là một ch1 chim chích ngộ nghĩnh, gan dạ và để lại một dấu ấn sâu sắc trong tim tôi, một cậu bé anh hùng.

Bình luận (0)